NGHỆ THUẬT LÀM GỐM CỦA CÁC NGHỆ NHÂN VIỆT NAM

Từ mỗi người dân Việt Nam ta, chắc hẳn ai cũng biết đất nước ta vô cùng nổi tiếng về gốm, các loại nghệ thuật, nặn hình và tô hoa văn cho gốm sứ đả trở thành một trong những truyền thống văn hóa lịch sử đã có từ bao đời nay. Nói đến gốm sứ Đại Việt, chắc chắn phải kể đến những kiệt tác gốm sứ được các nghệ nhân tài hoa nước ta miệt mài lao động, tìm tòi học hỏi để cho ra đời những mẫu gốm sứ và hoa văn trang trí mang đầy tính nghệ thuật. Mặc dù ở Việt Nam có rất nhiều những làng gốm nổi tiếng ở những vùng địa lý khác nhau, tuy nhiên những sản phẩm gốm được làm ra đều mang đầy tính nghệ thuật của dân ta qua bàn tay điêu luyện của những nghệ nhân tài hoa gốm sứ này.

Tính đến nay, gốm Việt Nam đã có lịch sử lâu đời trên dưới hàng vạn năm, từ thời nguyên thủy, đồ đá rồi tới kim khí, tiếp đó là thời kỳ thống trị của phong kiến phương Bắc cho đến ngày quốc gia Đại Việt độc lập…Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào cũng như ở bất kỳ dòng gốm nào, sự phát triển đều do tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Ngược dòng thời gian từ thời nguyên thủy, gốm giai đoạn này chủ yếu là những vật dụng hàng ngày do người dân sáng tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống như đồ đựng, đun nấu. Kỹ thuật trang trí gốm đất nung lúc này đơn giản với hoa văn vạch chéo hoặc hình sóng.

Đến thời đại kim khí, kỹ thuật bàn xoay ra đời góp phần đáng kể trong sự phát triển của gốm Việt Nam. Nhờ có bàn xoay mà công việc chế tác gốm trở nên đơn giản hơn nhiều, cũng từ đó người thợ thủ công có thể sáng tạo đa dạng hơn về kiểu dáng và đường nét trang trí làm cho các loại hình gốm càng phong phú.

Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ X, giai đoạn đất nước chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc. Văn hóa Việt cũng vì vậy là chịu sự ảnh hưởng của văn hóa “Hán”, dù vậy những người dân đất Việt gồm cả những thợ thủ công đã chứng tỏ ý thức tự cường để sự ảnh hưởng đến từ các nền văn hóa khác không lấn át văn hóa Việt. Giai đoạn này bên cạnh đồ đất nung, bắt đầu xuất hiện đồ sành và những sản phẩm gốm tráng men xanh nhạt với cốt gốm làm bằng đất sét trắng. Đồ gốm không còn chỉ là những vật dụng đơn giản phục vụ nhu cầu cuộc sống mà còn được sáng tạo thêm nhiều vật dụng trưng bày, trang trí với hoa văn cầu kỳ và đẹp mắt hơn.


Với sự ra đời của quốc gia Đại Việt vào thế kỷ thứ X, nước ta bước vào giai đoạn độc lập. Kinh tế - xã hội dần ổn định và phát triển dưới thời Lý- Trần ( thế kỷ XI-XIV). Kinh tế phát triển đồng nghĩa với nhu cầu sinh hoạt tăng, bên cạnh đó việc xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc cung điện và đền chùa thời kỳ này đã đưa nghệ thuật gốm đến một tầm cao mới. Những người thợ thủ công đã vô cùng sáng tạo khi đưa hình ảnh hoa, lá, công, phượng lên các sản phẩm của họ. Thời kỳ này, gốm men ngọc cũng ra đời không chỉ làm phong phú các loại hình gốm Việt mà còn đưa vật dụng gốm trở thành một thứ hàng hóa cao cấp. Những người thợ thủ công thời Lý – Trần còn tiến xa trong kỹ thuật chế tác với kỹ thuật khắc chìm và chạm nổi trên sản phẩm. Chính những lý do đó mà sản phẩm gốm thời Lý – Trần có giá trị cao được các thương gia đến từ các nước láng giềng như Nhật Bản, Indonesia, Phillippin lặn lội xa xôi sang nước ta tìm mua.

Mặc dù vậy, thời kỳ gốm Việt Nam phát triển nhất trong lịch sử là dưới thời Lê ( thế kỷ XV-XVIII). Lúc này, nghề làm đồ gốm là một trong những nghề thủ công quan trọng đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế. Nhiều trung tâm gốm đã ra đời và được chuyên môn hóa như Làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Thổ Hà….Những người thợ thủ công đã không ngừng sáng tạo, tìm kiếm nhiều cách thức thể hiện khác nhau từ mẫu mã đến hình dạng gốm, kể cả những khám phá để tìm ra các loại men mới. Lúc này dòng gốm men ngọc, men hoa nâu, men hoa lam được nâng tầm với những trang trí mang chất hội họa phóng khoáng…

Trong quá khứ đã có thời gian gốm nước ta dần mài mòn đi vì đất nước bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, tuy nhiên đến thế kỷ thứ XX, gốm Việt Nam bắt đầu phát triển trở lại bằng sự yêu nghề, yêu cái nét văn hóa truyền thống này của những người nghệ nhân gốm đã vực dậy cái nghệ thuật làm gốm này. Ngày xưa, khi gốm làm ra chủ yếu chỉ để phục vụ cuộc sống của người dân ta là chủ yếu, thì bắt đầu từ giai đoạn này, các nghệ nhân gốm ngoài việc tạo ra các vật dụng đơn giản cho gia đình, họ còn làm ra những món đồ trang tính mang tính nghệ thuật cao. Từ những đồ trang trí này, người dân Việt Nam ta bắt đầu mua về làm quà, tặng bạn bè người thân và xem chúng như những món quà tặng phổ biến thời bấy giờ.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LÀNG NGHỀ GỐM SỨ TẠI CHU ĐẬU – HẢI DƯƠNG

Nét mộc mạc mà dễ gần ở làng gốm Phù Lãng

SỰ ĐẶC BIỆT ÍT AI BIẾT TRÊN HOA VĂN GỐM SỨ HÒN CAU ( PHẦN 1)